webmd.vn. Được tạo bởi Blogger.

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

Bài thuốc dùng đậu đen để chữa bệnh thường bị mất phải

by Unknown  |  at  21:14

Chào cả nhà, Hôm trước đọc được bài công dụng của đậu đen xanh lòng, cả nhà mình áp dụng thử. Uống 49 hạt trước khi ăn sáng. Sau hơn 1 tháng thực hiện nghiêm túc, mẹ mình thấy giảm hẳn việc đi tiểu đêm. "Truyền bá" cho chị hàng xóm, em chị ấy bị trĩ khá nặng (mình chỉ nghe nói thế thôi), sau 5 ngày nuốt đậu đen này, cục trĩ đã teo đi được 1 ít và đỡ đau rất nhìu. Còn nhìu công dụng khác thì mình chưa bít được, nhưng đưa 1 ít thông tin người thật việc thật cho cả nhà tham khảo nha.
image002

Đậu đen xanh lòng trong Đông y
Đậu đen được trồng rất nhiều tại một số nước Á Châu. Người Trung Hoa không những đã biết dùng đậu đen để chế biến các loại thực phẩm như nước tương, tương khô và bột đậu mà còn dùng để luyện cao và làm thuốc. Có hai loại đậu đen: loại vỏ đen ruột trắng và loại vỏ đen ruột xanh thường gọi là đậu đen xanh lòng. Loại sau này thường được người ta chọn lựa dùng để làm thuốc nhiều hơn.
Theo sách Y Học đời Mãn Thanh ghi chép: "Đậu đen tính hàn, vị cam (ngọt), sắc đen, chứa nước, hình dáng giống quả thận, nên có khả năng làm sáng mắt, lợi thủy, bổ thận, nhuận tâm, giải nhiệt, khu phong, hoạt huyết, giải độc, giảm đau và trừ được chứng sưng phù. Dùng đậu đen giã nát hay đâm vụn rồi đắp lên chỗ sưng đau thì sẽ chóng lành. Những người thường ăn đậu đen nấu chín sẽ phòng ngừa được các chứng ban trái.
Sách Bản Thảo Bị Yếu của Trung Quốc viết rằng: Đậu đen có đặc tính làm cho người già mắt yếu được sáng trở lại. Nó còn có công hiệu bổ thận và điều hòa hệ thống tim mạch. Ở Trung Hoa có nhiều người đã trên 80 tuổi, nhờ dùng đậu đen thường xuyên, mà không cần đeo kiếng lão, lên xuống thang lầu không biết mệt và khi viết chữ, tay không run. Có người bị táo bón kinh niên cũng nhờ dùng đậu đen mà nay được nhuận trường, đại tiện bình thường trở lại. Những người bị bịnh đậu mùa , mặt rổ hoa mè, sau khi áp dụng phương pháp dưỡng sinh bằng đậu đen một thời gian thì thấy các vết thẹo khỏi hẳn, da trơn mịn màmg bình thường.
Sách Y Học cổ truyền Trung Quốc cũng viết: "Ngoài bông cúc ra, đậu đen là loại thực phẩm dưỡng sinh tốt nhất để bổ mắt, đến già vẫn còn đọc chữ được rõ ràng.
Sách Thọ Thân Dưỡng Lão Tân Thư viết: “Lý Mỗ tiên sinh mỗi sáng thức dậy là nuốt 27 hạt đậu đen tròn lẵng. Đến nay đã già nhưng mắt ông còn tỏ và tai ông vẫn thính như thuở thanh xuân”. Sách Dưỡng lão càn thư của Huy Thân viết : “Mỗi sáng nuốt 49 hạt đậu đen xanh lòng suốt đời sáng mắt , thính tai , đen tóc tiêu mụn nhọn." Có người lúc còn trẻ, hàng ngày chỉ nuốt một hạt đậu đen, rồi tăng dần liều lượng mỗi năm thêm một hạt. Cho đến già, v ẫn thấy mạnh khỏe hơn những người cùng tuổi. Mắt còn tỏ, không cần phải đeo kiếng lão
Nuốt đậu đen xanh lòng ra sao?
Lựa những hạt đậu đen mướt (bổ thận) có ruột xanh (bổ gan). Cách thức dùng đậu đen để bồi dưỡng và trị liệu tùy theo sự tiện lợi hay ý thích của mỗi người. Cách thông thường nhất để thử nghiệm trong một tuần lễ là chúng ta có thể dùng 49 hạt đậu đen xanh lòng thứ tốt (no tròn, đen mướt và còn mới) rửa sạch. Mỗi sáng nuốt 7 hạt với nước chín để nguội hay còn ấm. Nhớ rửa sạch mỗi lần 7 hạt trước khi dùng. Đừng rửa một lượt 49 hạt rồi để dành vì sau khi dùng rồi, phần đậu còn lại sẽ lên mộng. Sau đó số lượng đậu dùng hàng ngày có thể gia tăng tùy thích. Người bị bịnh thận có thể dùng nước sôi nguội pha muối thật loãng để nuốt đậu đen. Còn người bị bịnh phù thũng chỉ nên dùng nước sôi nguội bình thường và không pha muối. Hạt đậu không được rang hay nấu chín. Nên được nuốt trọn, không được cắn bể hay nhai nát. Nuốt đậu đen rồi, chốc lát sau có thể dùng điểm tâm và sinh hoạt bình thường, không kiêng cử gì cả. Bất kỳ người lớn hay thiếu niên đều có thể áp dụng phương pháp dưỡng sinh này để kiện thân và bồi dưỡng sức khỏe. Đừng lo ngại đậu đen nguyên hạt sẽ không tiêu hóa được ở trong ruột. Chỉ 3 tiếng đồng hồ sau khi nuốt đậu xong là chúng ta cảm thấy phải đi đại tiện rồi. Tài liệu dưỡng sinh trên đây có nguồn gốc từ Trung quốc và đã đươc dịch và do chùa Phước Huệ tại Wetherrill, Sydney (Úc) phổ biến. Qúi bạn nào muốn thử nghiệm xin hãy cứ nuốt một hạt vào mỗi sáng để thăm dò, xem có bị sình bụng, tiêu chảy hay cảm giác khó chịu không. Nếu không có gì trở ngại, thì sau một tuần lễ quý bạn có thể gia tăng liều lượng từ từ đến con số mà mình mong muốn.
Dựa theo tài liệu “Nuốt đậu đen xanh lòng đề phòng và chữa bệnh” ( do bạn Bao Nguyen chuyển tới )
Chú thích
1- Để rộng bề tham khảo chúng tôi xin trích dưới đây bài viết về một số thuốc Nam đơn giản có dùng đậu đen do BS Quách tấn Vinh và Trung Tâm Y học phổ biến
- Chữa đau bụng dữ dội: đậu đen 50g, sao cháy hoặc sắc với rượu uống, có thể sắc với nước rồi pha thêm rượu vào uống.
Chữa lưng sườn bỗng dưng đau nhói: Đậu đen 200g, sao vàng, ngâm rượu uống.
- Chữa trúng phong cấm khẩu, không nói được, tâm phiền hoảng hốt, tay chân không cử động hoặc đau bụng, đầy hơi, hoặc có lúc ngất đi rồi lại tỉnh: Đậu đen lớn hạt, nấu bỏ bã lấy nước, cô thành cao mà ngậm, dùng lâu ngày mới công hiệu.
Chữa trúng phong, thình lình tay chân co rút không cựa được: Ðậu đen xanh lòng 3 thăng cho vào chõ đồ, đổ vào 2 thăng giấm, đang khi nóng bưng đổ xuống đất rồi trải chiếu lên đậu cho bệnh nhân nằm; đắp mền áo nhiều lớp, chờ khi đậu nguội thì lấy bớt mền dần dần, nhưng phải cho một tay vào mền để xoa nắn, kéo chỗ bị co rút; rồi lại đổ đậu làm như thế và cho uống thang trúc lịch, thực hiện như vậy 3 ngày là khỏi.
- Chữa thương hàn thuộc về âm độc nguy cấp: Ðậu đen sao thơm, chế rượu vào, cho uống nóng. Nếu uống vào bị nôn ra thì cho uống lại, đến khi mồ hôi ra được thì thôi.
- Chữa trúng hàn: Ðậu đen sao cháy. Ðang lúc còn nóng, chế rượu vào uống rồi trùm mền lên cho ra mồ hôi là khỏi.
Chữa phong thấp, gân co gối nhức, trong bụng nóng, đại tiện bón: Ðậu đen ngâm nước, ủ cho mộng dài 2-3 tấc rồi phơi khô, dùng 1 thăng rồi cho nửa lạng giấm vào trộn đều, sao vàng tán nhỏ. Mỗi lần uống 1 muỗng nhỏ với rượu trước khi ăn, ngày uống 2, 3 lần, tác dụng rất hay.
Chữa uốn ván do trúng phong, cảm thấp mà sinh bệnh, người ngay đơ, thẳng cứng, cấm khẩu như bệnh động kinh: Ðậu đen 1 thăng sao hơi chín, tán nhỏ cho vào chõ nấu đến khi lên hơi thì lấy xuống, cho 3 thăng rượu vào ngâm. Uống ấm 1 thăng cho ra mồ hôi rồi dùng thuốc cao mà dán.
- Chữa bệnh cổ trướng, bụng trướng do ăn nhầm các loại cá độc: Ðậu đen sắc với nước uống lúc còn ấm.
Chữa ngộ độc do ăn rau quả: Ðậu đen tán nhỏ, ngâm rượu, vắt lấy nước cốt nửa thăng.
Chữa bất tỉnh do say rượu: Ðậu đen 1 thăng sắc lấy nước uống cho nôn ra thì khỏi.
- Chữa ngộ độc ô dầu, phụ tử, thiên hoàng, nấm dại: Ðậu đen 2 vốc cho vào ăn, uống hoặc sắc lấy nước uống là khỏi.
- Chữa phù thũng, nằm ngồi không yên: Ðậu đen 1 thăng, nước 5 thăng, nấu còn 3 thăng, chế vào 5 thăng rượu, lại nấu còn 3 thăng. Chia làm 3 lần và uống nóng, uống đến khi lành mới thôi.
Chữa phù thũng thở gấp, đại tiểu tiện bế gắt: giá Đậu đen phơi khô sao giấm, đại hoàng sao đều lượng bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 2 đồng. Dùng rễ cỏ tranh, trần bì sắc làm thang để lợi tiểu
Chữa thượng tiêu hỏa bức, khạc ra máu hay ứ máu buồn phiền, khô ráo, khát nước: Ðậu đen 1 vốc, tử tô 2 cành, ô mai 2 quả, nước 3 bát. Sắc còn 6 phần. Giã gừng sống lấy nước 1 chén, hòa vào và chia uống dần sau bữa ăn.
Chữa thượng tiêu có nhiệt, khạc ra máu hoặc ra đờm có máu, buồn phiền, háo khát: Ðậu đen 3 vốc, tử tô cành và lá 1 nắm, ô mai 2 quả, nước 1 bát. Nấu chín rồi hòa vào 1 muỗng nước gừng. Uống dần sau khi ăn.
Chữa trĩ ra máu (trường phong hạ huyết): Ðậu đen xanh lòng, dùng bồ kết sắc lấy nước và tẩm một chốc. Sau đó đem đậu sao vàng, xát bỏ vỏ tán nhỏ, rán mỡ heo và luyện làm viên bằng hột ngô đồng, mỗi lần uống 30 viên với nước gạo tần mễ rất công dụng.
Chữa đau đầu: Ðậu đen 3 phần sao hơi có khói, ngâm với 5 phần rượu, đậy kín 7 ngày rồi uống hết.
Chữa bụng đau như bị đánh: Ðậu đen nửa thăng sao cháy, rượu 1 thăng. Nấu sôi uống cho say sẽ lành.
Chữa tiêu chảy hoắc loạn, trên không thổ được, dưới không tả được, toát mồ hôi lạnh, sắp chết: Ðậu đen 1 vốc, nghiền sống hòa với nước rồi uống.
Chữa đau lưng, xương sống đau nhức quá không cử động được: Ðậu đen xanh lòng 1 đấu, chia làm 3 phần sao, 1 phần luộc, 1 phần đồ chín, thêm 3 đấu rượu cho vào bình, dùng nồi lớn đổ nước vào mà chưng cách thủy nửa giờ. Ðể nửa tháng mới uống, uống nhiều hay ít tùy sức.
- Chữa mất ngủ: Ðậu đen nấu nóng cho vào 1 cái túi đen để gối đầu, khi nguội lại thay.
Chữa bệnh đái tháo đường:
1. Ðậu đen tán nhỏ dồn vào một cái túi mật bò, phơi trong bóng râm 100 ngày, làm thành viên. Mỗi sáng uống 1 viên, uống hết là khỏi. Bài thuốc có tác dụng kinh trị chứng tiêu khát, mỗi ngày uống đến 1 thạch nước.
2. Ðậu đen, thiên hoa phấn. Hai vị đều nhau tán nhỏ khuấy hồ. Làm thành viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần dùng 70 viên, sắc với nước đậu đen uống mỗi ngày 2 lần rất công hiệu. Bài thuốc có tác dụng kinh trị tiêu khát do thận hư, rất khó chữa.
- Kinh trị âm chứng bí phương: Ðậu đen bất cứ nhiều hay ít, sao già rồi đổ rượu vào, đậy kín lại cho khỏi bay mất hơi, chờ nguội uống rất hay.
2- Ngoài đậu đen cũng còn có đậu xanh, đậu tương (đậu nành) và đậu đỏ mà theo Đông y công dụng phòng chữa bệnh như sau
Đậu xanh
Theo Đông y, hạt đậu xanh vị ngọt mát, hơi tanh có tác dụng giải nóng, tiêu khát, trừ bỏ phù thũng, lợi tiểu, chữa lở loét...

Giá đỗ: Thường ăn giá sống, xào và muối chua. Giá tính mát, tác dụng vào hai kinh bàng quang và tỳ, giúp thanh nhiệt, giải độc, chỉ khát. Ngoài ra, giá đậu còn cung cấp vitamin C và E.
Cháo đậu xanh: Đậu xanh xay nấu cả vỏ cùng gạo. Đây là món ăn rất tốt cho mùa hè, có thể ăn cháo đậu xanh với đường hay muối (nước mắm). Cháo đậu xanh trị tiêu khát, uống nhiều nước, giải độc, nóng, lợi tiểu, thanh nhiệt, hạ khí.
Kết hợp đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, mỗi thứ 300 g nấu chung với cam thảo, ăn cả bã lẫn nước trong vòng 7 ngày, dùng phòng các chứng bệnh mùa hè.
Đậu tương (đậu nành)
Đậu tương chứa 40% protid, 20% lipid. Người ta cho rằng đậu tương là “thịt chay”, vì thế nên chỉ dùng ở mức độ vừa phải. Ngoài ra, trong đậu tương có rất nhiều muối khoáng và các vitamin B1, B2, E...
Đậu phụ: Vị ngọt, tính mát, nhuận tràng, bổ trong, giải độc. Đậu phụ thích hợp với mọi lứa tuổi, là món ăn chủ đạo trong ăn chay.
Giá đậu nành: Đối với phụ nữ, ăn giá đậu nành xào tái thêm một chút gừng có thể cải thiện được mái tóc, làm cho mái tóc óng mượt và còn có thể làm giảm béo vì trong giá đậu nành có rất nhiều vitamin C, caroten, chất khoáng.
Cháo đậu tương: Đậu tương ngâm nước, đãi vỏ sạch, cùng với một ít gạo nấu nhừ thành cháo. Cháo đậu tương giúp nhuận phế, tiêu đầy trướng hơi, lợi tiểu. Đậu tương là thức ăn rất cần thiết cho trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ chậm phát triển, người bệnh đái tháo đường, bệnh gút. Đậu đỏ Theo y học cổ truyền, đậu đỏ có vị ngọt chua, tính bình, không độc. Đậu đỏ trị được các chứng mụn lở, thủy thũng, đi tả, đau buốt cơ thể, nôn mửa... Cháo đậu đỏ: Giúp tiêu phù nước tiểu, lợi tiểu tiện, tránh độc. Cách nấu như cháo đậu xanh, đậu đen.
(Nguồn http://www.tintuccaonien.com/docs/docs_4/4_2_36.htm )

Bài thuốc chữa trị mỡ và gan nhiễm mỡ bằng cây chó đẻ

by Unknown  |  at  21:06
Tên khác: Diệp hạ châu (叶下珠).
Tên khoa học: Phyllanthus urinaria L., họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Mô tả: Cây thảo sống hàng năm hoặc sống dai. Thân cứng màu hồng, lá thuôn hay hình bầu dục ngược, cuống rất ngắn. Lá kèm hình tam giác nhọn. Cụm hoa đực mọc ở nách gần phía ngọn, hoa có cuống rất ngắn hoặc không có, đài 6 hình bầu dục ngược, đĩa mật có 6 tuyến, nhị 3 chỉ nhị rất ngắn, dính nhau ở gốc. Hoa cái mọc đơn độc ở phía dưới các cành, dài 6 hình bầu dục mũi mác, đĩa mật hình vòng phân thùy, các vòi nhụy rất ngắn xẻ đôi thành 2 nhánh uốn cong, bầu hình trứng. Quả nang không có cuống, hạt hình 3 cạnh.Cây mọc hoang ở khắp nơi, trong nước cũng như ở các nơi trong các vùng nhiệt đới.
cay-cho-de-cay-cho-de-chua-benh

Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất (Herba Phylanthi).
Phân bố: Cây mọc hoang khắp nơi ở nước ta.
Thu hái: vào mùa hè, rửa sạch phơi nắng gần khô, đem phơi trong râm rồi cất dùng.
Tác dụng dược lý:
Điều trị viêm gan:
Tại Việt Nam, khá nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng điều trị viêm gan của Diệp hạ châu đã được tiến hành, chẳng hạn: nhóm nghiên cứu của Lê Võ Định Tường (Học Viện Quân Y - 1990 - 1996) đã thành công với chế phẩm Hepamarin từ Phyllanthus amarus; nhóm nghiên cứu của Trần Danh Việt, Nguyễn Thượng Dong (Viện Dược Liệu) với bột Phyllanthin (2001).
Tác dụng trên hệ thống miễn dịch:
Vào năm 1992, các nhà khoa học Nhật Bản cũng đã khám phá tác dụng ức chế sự phát triển HIV-1 của cao lỏng Phyllanthus niruri thông qua sự kìm hãm quá trình nhân lên của virus HIV. Năm 1996, Viện nghiên cứu Dược học Bristol Myezs Squibb cũng đã chiết xuất từ Diệp hạ châu được một hoạt chất có tác dụng này và đặt tên là “Nuruside”.
Tác dụng giải độc:
Người Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc dùng Diệp hạ châu để trị các chứng mụn nhọt, lở loét, đinh râu, rắn cắn, giun. Nhân dân Java, Ấn Độ dùng để chữa bệnh lậu. Theo kinh nghiệm dân gian Malaysia, Diệp hạ châu có thể dùng để trị các chứng viêm da, viêm đường tiết niệu, giang mai, viêm âm đạo,... Công trình nghiên cứu tại Viện Dược liệu - Việt Nam (1987 - 2000) cho thấy khi dùng liều 10 - 50g/kg, Diệp hạ châu có tác dụng chống viêm cấp trên chuột thí nghiệm.
Điều trị các bệnh đường tiêu hóa:
Cây thuốc có khả năng kích thích ăn ngon, kích thích trung tiện. Người Ấn Độ dùng để chữa các bệnh viêm gan, vàng da, kiết lỵ, táo bón, thương hàn, viêm đại tràng. Nhân dân vùng Haiti, Java dùng cây thuốc này trị chứng đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa,..
Bệnh đường hô hấp: Người Ấn Độ sử dụng Diệp hạ châu để trị ho, viêm phế quản, hen phế quản, lao,. ..
Tác dụng giảm đau:
Kenneth Jones và các nhà nghiên cứu Brazil đã khám phá tác dụng giảm đau mạnh và bền vững của một vài loại Phyllanthus, trong đó có cây Diệp hạ châu - Phyllanthus niruri. 
Tác dụng giảm đau của Diệp hạ châu mạnh hơn indomethacin gấp 4 lần và mạnh hơn 3 lần so với morphin.
Tác dụng này được chứng minh là do sự hiện diện của acid gallic, ester ethyl và hỗn hợp steroid (beta sitosterol và stigmasterol) có trong Diệp hạ châu.
Tác dụng lợi tiểu: Y học cổ truyền một số nước đã sử dụng Diệp hạ châu làm thuốc lợi tiểu, trị phù thũng. Ở Việt Nam, Diệp hạ châu được dùng sớm nhất tại Viện Đông y Hà Nội (1967) trong điều trị xơ gan cổ trướng. Một nghiên cứu của trường Đại học Dược Santa Catarina (Brazil-1984) đã phát hiện một alkaloid của Diệp hạ châu (phyllan thoside) có tác dụng chống co thắt cơ vân và cơ trơn, các nhà khoa học đã nhờ vào điều này để giải thích hiệu quả điều trị sỏi thận, sỏi mật của cây thuốc.

caycutlonin
Điều trị tiểu đường:
Tác dụng giảm đường huyết của Diệp hạ châu (Phyllanthus niruri) đã được kết luận vào năm 1995, đường huyết đã giảm một cách đáng kể trên những bệnh nhân tiểu đường khi cho uống thuốc này trong 10 ngày.
Thành phần hoá học: flavonoid, alcaloid phyllanthin và các hợp chất hypophyllanthin, niranthin, phylteralin.
Công năng: Thanh can, minh mục, thấm thấp, lợi tiểu.
Công dụng: trẻ con cam tích, phù thủng do viêm thận, nhiễm trùng đường tiểu, sỏi bàng quang, viêm ruột, tiêu chảy, họng sưng đau.
Cách dùng, liều lượng: Lợi tiểu, chữa phù thũng. Chữa đinh râu, mụn nhọt (giã nát với muối để đắp). Chữa viêm gan virut B. Ngày uống 20-40g cây tươi, có thể sao khô, sắc đặc để uống. Dùng ngoài không kể liều lượng. Bài thuốc:
+ Chữa suy gan do nghiện r***, ứ mật: Diệp hạ châu : 10g, Cam thảo đất : 20g Cách dùng : Sắc uống thay nước hàng ngày.
+ Chữa viêm gan do virus B: Diệp hạ châu đắng: 100g Nghệ vàng : 5g. Cách dùng : Sắc nước 3 lần. Lần đầu 3 chén, sắc còn 1 chén. Lần 2 và 3 đổ vào 2 chén nước với 50g đường, sắc còn nửa chén. Chia làm 4 lần, uống trong ngày.
Ghi chú: Cây chó đẻ thân xanh (Diệp hạ châu đắng - Phyllanthus amarus Schum et Thonn.) cũng được dùng với cùng công dụng.

Chú ý sau khi sinh mổ

by Unknown  |  at  01:34

Với sản phụ sinh mổ cần phải giữ gìn cẩn thận hơn những người đẻ thường. Yêu cầu đó được đặt ra không chỉ vì có vết thương khá lớn trên cơ thể, mà còn vì sinh mổ sẽ không có lợi cho việc bài tiết sản dịch và phục hồi tử cung sau sinh.

Tỷ lệ sinh mổ ở Việt Nam, nhất là các thành phố lớn, ngày một cao. Thông thường, sản phụ sẽ được cắt chỉ sau khoảng một tuần, rồi xuất viện. Nhưng chừng nào vết thương chưa lành hẳn, chừng đó bạn còn phải kiêng cữ một cách khoa học, vì những biến chứng xảy ra không chỉ khiến bạn đau đớn, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến em bé đang thời trứng nước của bạn.
TƯ THẾ NẰM
Tư thế nằm ngửa sẽ khiến bạn đau đớn rất nhiều, vì thế nên nằm nghiêng, kê gối sau lưng, tạo với mặt giường một góc khoảng 20 – 30 độ. Tư thế này sẽ giảm tối đa việc tác động đến vết mổ, nhất là khi dịch chuyển cơ thể. Tuy nhiên, bạn vẫn nên lưu ý rằng càng ít cử động thì càng đỡ đau.
Trong vòng 6 giờ đầu tiên, cơ thể bạn vẫn còn bị ảnh hưởng của thuốc dùng gây tê màng cứng khi mổ, vì vậy bạn nên nằm duỗi thẳng người, không kê gối, để tránh một tác dụng phụ của thuốc là đau đầu. Sau khoảng thời gian này, bạn vẫn nên nằm nghiêng để giảm đau.
Những điều cần chú ý sau khi sinh mổ – Mẹ mang thai – Chăm sóc sức khỏe –Dinh dưỡng và ăn uống sau khi sinh con – Những điều cần biết sau khi sinh con – Sức khỏe sau khi sinh con
sau-khi-sinh
SỚM VẬN ĐỘNG NHẸ
Dĩ nhiên bạn cần nghỉ ngơi sau ca mổ đẻ, nhưng đừng nằm bất động quá lâu kẻo sản dịch sẽ bị ứ lại trong tử cung, không thoát ra được, rất nguy hiểm. Vì vậy sau 1 ngày, bạn nên tập cử động chân tay rồi nhúc nhắc ngồi dậy, xuống giường tập đi. Sự vận động này còn giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp vết thương mau lành, tăng cường nhu động ruột, giúp nhanh thoát khí, tránh nguy cơ dính ruột và tắc mạch máu.
Tuy nhiên, trong vòng 2 tháng, người sinh mổ nên tránh vận động mạnh để không ảnh hưởng đến vết thương, bởi sau sinh, các khớp giãn, cơ còn yếu, nhất là cơ vùng bụng vốn bị giãn rất nhiều. Hãy để người nhà giúp đỡ các việc gia đình, đừng cố tự làm nếu muốn nhanh bình phục. Bạn cũng đừng mang vật gì nặng quá trọng lượng của em bé. Đừng lên xuống cầu thang quá nhiều, cũng không tự lái xe, vì việc xử lý những tình huống bất ngờ gặp phải trên đường có thể gây những chấn động mạnh lên vết mổ.
CHỈ ĂN NHẸ
Bạn không được phép ăn gì trong vòng 6 giờ sau mổ vì lúc này, dưới tác động của các thuốc dùng trong ca phẫu thuật, nhu động ruột của bạn đang ở mức rất thấp, đường ruột ứ rất nhiều khí, dạ dày hoạt động yếu. Vì vậy thức ăn đưa vào sẽ rất khó tiêu hóa, gây đầy hơi, táo bón, khiến cơ thể càng mệt mỏi, lâu phục hồi.
Sau khoảng thời gian trên, bạn có thể ăn những đồ mềm, lỏng. Canh củ cải được cho là món hợp lý để giúp giải phóng bớt khí trong đường ruột, tăng nhu động. Không nên dùng nhiều chất đường – bột hay các sản phẩm từ đậu tương vì chúng dễ gây đầy hơi. Cũng không nên ăn cá vì nó không có lợi cho sự đông máu sau mổ, khiến vết thương lâu lành.
Tình trạng táo bón, đầy hơi thường vẫn tồn tại sau mổ 3 – 5 ngày do ảnh hưởng của thuốc tê, vì thế bạn nên uống nhiều nước để nhanh chóng đào thải chúng. Đừng uống nước lạnh.
CHĂM SÓC VẾT MỔ
Hãy “cư xử’ với vết thương đúng như những gì mà bác sĩ căn dặn bạn. Không tự ý bôi thuốc gì lên đó, không thảo bỏ hết găng gạc nhưng cũng đừng băng quá chặt vết mổ, vì tất cả những điều này đều có thể gây viêm nhiễm hoặc làm tăng tổn thương. Sản phụ cũng phải giữ gìn tối đa để tránh bị cảm mạo, cảm cúm, vì khi đó sức đề kháng sẽ giảm và nguy cơ viêm nhiễm sẽ tăng lên.
Hãy nghĩ đến viêm nhiễm và gọi cho bác sĩ ngay nếu vết mổ đau nhiều ngay cả khi không cử động, nhìn có màu hồng, sưng lên. Nên đo thân nhiệt thường xuyên, nếu sốt quá 38 độ C thì rất có khả năng bạn đã bị viêm nhiễm (có thể vết mổ không có dấu hiệu gì đặc biệt nhưng trong tử cung lại “có chuyện” do sản dịch ứ trệ, tử cung kém co hồi), cần tư vấn bác sĩ.

Các bà mẹ Khổ vì “xấu” đủ kiểu sau sinh

by Unknown  |  at  01:30
Đi tiểu không kiểm soát, mùi cơ thể, ngáy như sấm… là những tất xấu sau sinh khiến chị em “đỏ mặt”.
Trong 9 tháng mang bầu, rất nhiều chị em than phiền rằng họ gặp phải nhiều phiền toái đáng xấu hổ như mùi cơ thể, đánh hơi mất kiểm soát, són tiểu… Mọi người đều hy vọng rằng sinh nở xong những tật xấu này cùng biến mất theo. Tuy nhiên, trên thực tế không phải như vậy. Sau sinh nở, nhiều mẹ phát hoảng bởi rất nhiều tất xấu khác đôi khi khiến chị em “đỏ mặt”.
Sau sinh “ngáy như sấm”

Chẳng hiểu sao từ ngày sinh xong chị Huyền Trang sinh ra bao tật xấu. Chị bảo những ngày mang bầu cũng có nhiều tật xấu lắm nhưng mình chẳng để ý vì nghĩ mọi người cũng thông cảm cho cảnh bầu bí. Thế nhưng đến giờ sinh xong đi làm rồi thì xấu hổ vô cùng. Chị kể: “Từ ngày sinh xong mình tự dưng mắc bệnh ngáy ngủ các mẹ ạ. Bệnh này từ hồi con gái đến lúc có bầu mình chưa từng mắc nhé. Mình cũng không hề biết mình có thói xấu ngáy ngủ đâu. Trưa nào cũng hồn nhiên ngủ ở cơ quan hơn một giờ. Mình cứ ngủ ngon lành thế đến một hôm một chị cơ quan mới nói nhỏ vào tai mình rằng em ngủ ngáy to lắm. Từ lần sau ngủ thì nằm nghiêng để bớt ảnh hưởng đến người khác. Mình xấu hổ vô cùng. Thế nhưng những lần sau dù đã cố gắng nằm nghiêng nhưng mình vẫn không bớt ngáy. Có hôm nằm gục trên bàn ngủ cũng vẫn ngáy đều đều. Vì vậy mà bây giờ chẳng dám ngủ trưa nữa. Sợ ngáy to ảnh hưởng đến mọi người trong phòng.”

Người bị ảnh hưởng nhiều nhất từ tật xấu này của chị Trang phải kể đến chồng chị. Hầu như đêm nào anh cũng phải mang gối ra phòng khách ngủ để tránh “tiếng sấm bên tai”. Biết chồng khó ngủ, lại bị tiếng ngáy của chị “hoành hành” mỗi đêm nên chị buồn rầu lắm. Chị lắc đầu nói: “May mà con ngủ say không biết mẹ ngáy. Thương nhất là anh xã, đêm đêm cứ phải đưa gối ra phòng ngoài ngủ vì không chịu nổi tiếng ngáy của vợ. Mình đã cố gắng nằm nghiêng, đã thay gối khác… thế mà chẳng hiểu quả. Không biết bao giờ tật xấu này mới biến mất. Buồn quá!”


 
 Ngượng đỏ mặt vì són tiểu

Sau sinh nở dường như mỗi chị lại có một tất xấu riêng. Đối với chị Trâm Anh (Đống Đa, Hà Nội) lại có tật xấu khó chia sẻ vô cùng. Chị bảo hồi sinh bé Tép chị bị rạch tầng sinh môn và phải khâu đến 9 mũi. Vết rạch to chẳng kém gì vết mổ đẻ khiến chị đau đớn vô cùng. Những tưởng đẻ con thế là xong, ai ngờ sau sinh chị phải đối mặt với chứng đi tiểu mất kiểm soát. Chị Anh nói: “Không hiểu do mình bị rạch nhiều hay sau sinh phải bế con nhiều mà ảnh hưởng đến vùng kín ghê gớm vậy. Bây giờ mỗi lần đi tiểu tiện chưa kịp chạy vào nhà vệ sinh đã ướt quần. Ở nhà thì không sao nhưng đến cơ quan thì xấu hổ khói nói luôn. Đã thế phòng vệ sinh ở chỗ mình làm lại xa phòng làm việc. Để không bị ra quần, mình cứ phải đi vệ sinh trước khi có nhu cầu. Một ngày đi đến 5-6 lần mới hạn chế được tình trạng trên”.
Dù đã thử khá nhiều cách như bôi kem nội tiết estrogen vào âm đạo, tập nín tiểu khi đi vệ sinh nhưng tình trạng vẫn không khả quan. Chị chia sẻ: “Chắc đợt tới này mình phải tính đến chuyện đi phẫu thuật vùng kín cho nhỏ lại. Cứ tình trạng này mình xấu hổ lắm. Mà nghe nói chi phí cho ca phẫu thuật cũng không ít đâu. Biết thế mình chọn sinh mổ ngay từ ban đầu để khỏi bị ảnh hưởng vùng kín.”Sau sinh nở dường như mỗi chị lại có một tất xấu riêng. Đối với chị Trâm Anh (Đống Đa, Hà Nội) lại có tật xấu khó chia sẻ vô cùng. Chị bảo hồi sinh bé Tép chị bị rạch tầng sinh môn và phải khâu đến 9 mũi. Vết rạch to chẳng kém gì vết mổ đẻ khiến chị đau đớn vô cùng. Những tưởng đẻ con thế là xong, ai ngờ sau sinh chị phải đối mặt với chứng đi tiểu mất kiểm soát. Chị Anh nói: “Không hiểu do mình bị rạch nhiều hay sau sinh phải bế con nhiều mà ảnh hưởng đến vùng kín ghê gớm vậy. Bây giờ mỗi lần đi tiểu tiện chưa kịp chạy vào nhà vệ sinh đã ướt quần. Ở nhà thì không sao nhưng đến cơ quan thì xấu hổ khói nói luôn. Đã thế phòng vệ sinh ở chỗ mình làm lại xa phòng làm việc. Để không bị ra quần, mình cứ phải đi vệ sinh trước khi có nhu cầu. Một ngày đi đến 5-6 lần mới hạn chế được tình trạng trên”.


Khổ lắm mùi hôi

Cơ thể nặng mùi cũng là một triệu chứng thường gặp với mẹ sau sinh nở. Sau sinh thân nhiệt mẹ thường nóng hơn do tuyến sữa hoạt động mạnh. Việc ôm ấp con thường xuyên cũng khiến các mẹ dễ toát mồ hôi. Đây chính là nguyên nhân khiến chị em thường bị nặng mùi hơn.

Chị Lan Phương (Hà Đông, Hà Nội) ngán ngẩm nói: “Hồi con gái cơ thể mình không hề có mùi nhé. Đến lúcmang thai thì cũng hơi có mùi vì nhiệt độ cơ thể cao, hay ra mồ hôi. Những tưởng sau sinh, triệu chứng này sẽ biến mất, ai dè nó còn nặng nề hơn. Bây giờ một ngày ở nhà mình phải thay quần áo đến 3-4 lần vì cơ thể phát mùi hôi lắm. Mình chỉ lo mình hôi thế này con lại chê, không ti thì khổ.”

Tật xấu này cũng khiến chị rất ngại mỗi khi gần gũi chồng. “Từ hồi sau sinh đến giờ đã được gần 7 tháng mà số lần vợ chồng mình “yêu” nhau chắc chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Cứ mỗi lần anh xã lân la đòi là mình lại tìm lý do để lảng tránh. Một phần vì ham muốn “yêu” sau sinh giảm, còn một phần khác là do mình tự ti vì cơ thể có mùi. Mỗi lần làm chuyện ấy khiến cơ thể nóng lên là mùi hôi của mình lại phát tán, khiến cả hai vợ chồng đều mất hứng. Mình thấy xấu hổ vô cùng”, chị Phương chia sẻ.

Những tật xấu như các trường hợp kể trên chẳng phải chuyện hiếm. Sự thay đổi trong quá trình mang thai và sinh nở sẽ khiến các mẹ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề. Để giải quyết những tật xấu này, không có cách nào khác là chị phải phải chờ đợi thêm thời gian. Ngay sau sinh, cơ thể chưa thể phục hồi hoàn toàn nhưng chỉ khoảng 1 năm sau đó, những tật xấu trên cùng sẽ dần được cải thiện. Bên cạnh đó, chị em nên chú ý giữ gìn vệ sinh cơ thể, chăm chỉ tập thể dục và có chế độ ăn uống khoa học để sớm lấy lại phong độ như những ngày còn son

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Hai món ăn giữ ấm cho bà bầu vào mùa đông

by Unknown  |  at  01:16

Mùa đông với tiết trời lạnh giá sẽ rất dễ làm bà bầu bị cảm lạnh. Những món ăn dưới đây sẽ giúp phụ nữ mang thai chống lại cái lạnh của mùa đông tốt hơn.


1. Súp gân bò
Rau, củ có nguồn gốc từ rễ như carrot, củ cải, hành tây, khoai tây… không chỉ giúp món ăn ngon, giữ ấm cơ thể mà chúng còn giàu isothiocyanates và indole, chất phytochemical giúp ngăn ngừa ung thư.
1384399433_thit-bo-ham-su-ket-hop-hoan-hao-de-giam-can-1-jpg
Súp gân bò giàu sắt cũng có tác dụng giữ ấm cơ thể bà bầu mùa lạnh.
Nguyên liệu:
- Gân bò: 300g
- cà chua: 2 trái, cà rốt: 1 củ,khoai tây: 1 củ
- hành khô: 50g, táo tàu: 3 quả
- Gia vị, bơ.
Cách làm:
- Gân bò rửa sạch, thái nhỏ ướp muối, tiêu.
- Hành thái mỏng xào thơm với bơ rồi cho gân bò vào xào vàng.
- Trút nước dùng om gân chín mềm.
- Cà chua bổ đôi bỏ hạt, thái hạt lựu cùng khoai tây, cà rốt, cà chua, táo tàu vào, đun nhỏ lửa để rau củ vừa chín.
- Ăn nóng.
Bí quyết: Nên rửa gân bò với rượu gừng để thịt mau mềm và thơm.
2. Thịt bò xào ngồng tỏi và đậu Hà Lan
1384399890_11-367136-1375789835-500x0-jpg
Thịt bò xào ngồng tỏi với đậu Hà Lan tăng cường khả năng miễn dịch, phòng bệnh cúm.
Đậu Hà Lan gìau vitamin C, beta-caroten hai chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp xây dựng khả năng miễn dịch, khiến phụ nữ mang thai khỏe mạnh và tránh được cảm cúm trong mùa đông. Trong món ăn cũng có cả tỏi, nguyên liệu chứa chất kháng sinh tự nhiên giúp phòng bệnh rất tốt.
Nguyên liệu:
- 1 bó ngồng tỏi
- 300g thịt bò
- 200g đậu Hà Lan
- Nửa củ hành tây
- Muối, dầu mè, hạt nêm, hạt tiêu
- Tỏi, dầu ăn, hành lá, rau mùi.
Cách làm:
- Ngồng tỏi rửa sạch, cắt bỏ khúc già, giữ đoạn non, cắt khúc ngắn vừa ăn. Đậu Hà Lan rửa sạch, tước bỏ cọng sơ.
- Hành tây bóc bỏ vỏ khô bên ngoài, rửa sạch, bổ múi cau.
- Hành lá, rau mùi rửa sạch, thái nhỏ.
- Thịt bò thái lát vừa ăn, ướp vào bát thịt bò một ít muối, một thìa nhỏ dầu mè, trộn đều, ướp khoảng 15 phút.
- Đun nóng dầu ăn, phi tỏi thơm, đổ thịt bò vào xào chín tới, đổ thịt bò ra bát để riêng.
- Tiếp tục dùng chảo đó cho ngồng tỏi, đậu Hà Lan và hành tây vào xào chín tới, nêm vào một ít muối, nửa thìa nhỏ hạt nêm, đảo đều.
- Sau đó cho thịt bò vào xào cùng, đảo đều, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn.
- Tắt bếp, thêm hành lá, rau mùi vào đảo đều, rắc lên bề mặt một ít hạt tiêu

Bà bầu bị táo bón cần ăn thực phẩm

by Unknown  |  at  01:12

Táo bón là một hiện tượng phổ biến thường gặp của các bà bầu mà thủ phạm chính là hormon thai kỳ progesterone, gây dãn và làm giảm hoạt động của nhu động ruột. Táo bón là nỗi lo lắng của nhiều phụ nữ trong giai đoạn mang thai. Bổ sung thực phẩm rau, củ, trái cây giàu chất xơ là phương pháp tốt nhất để ngừa và trị táo bón cho mẹ bầu. 


Một số loại viên sắt bổ sung cũng có thể làm tình trạng táo bón thêm trầm trọng. Thiếu tập luyện cũng làm hệ tiêu hoá thêm uể oải.Ngoài ra, quá trình phát triển của thai nhi cũng làm gia tăng áp lực lên khung xương chậu, gây ssung huyết, làm tình trạng táo bón gia tăng. Chứng bệnh này sẽ càng nặng hơn nếu trước đó bạn đã từng bị táo bón, nếu bạn bị ốm nghén và không thể ăn uống bình thường, hay đang mắc chứng kích thích đường ruột (IBS – một chứng bệnh mà táo bón và tiêu chảy luân phiên nhau xuất hiện).
Chất xơ có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe như: giúp giảm bệnh trĩ, ung thư ruột kết và ung thư đại tràng. Không những thế chất xơ còn giúp cơ thể chậm hấp thu đường trong đồ ăn uống.
Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn cũng có những mặt hạn chế vì nó ảnh hưởng tới việc hấp thu các khoáng chất như kẽm, magiê, sắt và sinh tố nhóm B cũng như làm giảm hiệu quả của việc chuyển hóa tiền sinh tố A thành sinh tố nhóm A. Vì vậy mẹ bầu nên cân đối lượng chất xơ trong thực đơn nhé.
Dưới đây là gợi ý những thực phẩm giàu chất xơ tốt cho phụ nữ mang thai:
Quả cam giúp bà bầu ngừa táo bón
Theo các nhà khoa học, cam là một trong những loại trái cây có chứa nhiều vitamin C, vitamin A, canxi và chất xơ… rất bổ dưỡng cho cơ thể phụ nữ mang thai.
Một quả cam cỡ trung bình có 3g chất xơ (trong khi nước cam ép thì ít xơ hơn). Ăn cam làm giảm gia tăng lượng đường trong máu, tốt cho người mẹ bị chứng tiểu đường thai kỳ.
thuc-pham-giup-ngua-tao-bon-cho-ba-bau-1
Ăn chuối giúp ngừa táo bón cho mẹ bầu
Chuối là loại quả cung cấp kali và axit folic tuyệt vời. Bên cạnh đó, chuối còn giàu vitamin B6, đảm bảo cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.
Một quả chuối cỡ vừa có 3g chất xơ. Chuối còn chứa pectin – một loại chất xơ được chứng minh giúp thức ăn co bóp tốt trong đường tiêu hóa (lê và táo cũng có chất xơ này).
thuc-pham-giup-ngua-tao-bon-cho-ba-bau-2
Dưa bắp cải giúp ngừa táo bón
Món ăn truyền thống được lên men như dưa bắp cải có đến 3 gam chất xơ trong một bát nhỏ. Dưa bắp cải cũng cung cấp thêm vitamin C và sắt cho mẹ bầu.
Dưới tác dụng của men vi sinh vật, gluxit, đạm biến đổi thành các axitcamin dễ hấp thu. Các chất xơ trong rau quả cũng được thuỷ phân, thành dạng dễ tiêu hoá hơn.
thuc-pham-giup-ngua-tao-bon-cho-ba-bau-3
Để đảm bảo vệ sinh cũng như giữ gìn sức khỏe, tốt nhất bà bầu nên ăn dưa bắp cải đã được nấu chín như món dưa xào hay canh dưa bắp cải.
Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên ăn dưa chua quá thường xuyên và tránh ăn các loại dưa đã quá chua, nổi váng đen, trắng hoặc có hiện tượng nhầy nhớt vì đây là giai đoạn bắt đầu xuất hiện nấm mốc.
Quả lê cung cấp nhiều chất xơ giúp bà bầu ngừa táo bón
Một quả lê nhỏ có 4,3g chất xơ, sánh ngang lượng chất xơ có trong mận khô. Lê còn bổ sung folate, kali, vitamin C cho chế độ ăn uống của người mẹ. Mang theo một quả lê nhỏ tới công sở như một bữa ăn phụ dễ dàng.
thuc-pham-giup-ngua-tao-bon-cho-ba-bau-4
Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu thường bị phù nề mặt và tay chân, xuất hiện triệu chứng huyết áp cao, ăn lê thường xuyên sẽ khắc phục tình trạng này.
Quả táo giúp mẹ bầu ngừa táo bón rất tốt
Táo và vỏ quả táo có nhiều chất xơ hơn các loại hoa quả khác như đào, nho, bưởi. Lượng chất xơ hòa tan trong táo còn giúp điều chỉnh lượng cholesterol cho những người có lượng cholesterol cao.
Lưu ý cho mẹ bầu một điều là khi ăn táo hãy ăn cả bỏ để không bỏ phí lượng chất xơ nhé.
thuc-pham-giup-ngua-tao-bon-cho-ba-bau-5
Atiso là thực phẩm giải nhiệt rất tốt cho bà bầu
Một bông Atiso có chứa 10 gam chất xơ nhưng lại chỉ có 120 gam calo nên giúp mẹ bầu không bị tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai.
thuc-pham-giup-ngua-tao-bon-cho-ba-bau-6
Bí ngô
Ngoài chất xơ, bí ngô còn chứa nhiều dinh dưỡng quan trọng khác như beta-caroten, vitamin E, vitamin B6, folate, sắt, magiê. Bí ngô đem hầm nhừ hoặc nấu canh đều rất tốt.
Không những thế bí ngô còn được chứng minh chứa chất chống stress, giúp bà bầu có tinh thần phấn chấn.
thuc-pham-giup-ngua-tao-bon-cho-ba-bau-7
Súp lơ xanh tốt cho phụ nữ mang thai
Ngoài vitamin C, folate, sắt, canxi, beta-caroten, súp lơ xanh còn dồi dào chất xơ. Một phần súp lơ nấu canh, luộc hoặc xào với thịt gà rất ngon miệng, lại bổ dưỡng.
Ngoài ra, súp lơ xanh còn rất giàu chất chống oxy hóa, tốt cho hệ tiêu hóa của phụ nữ mang thai.
thuc-pham-giup-ngua-tao-bon-cho-ba-bau-8
Các loại đỗ
Các loại đỗ luôn đứng đầu trong danh sách các thực phẩm giàu chất xơ. Một nửa bát đỗ nhỏ nấu chín cung cấp 9,5g chất xơ mỗi ngày. Đỗ giàu chất xơ hòa tan tự nhiên (một loại chất xơ giúp ngăn chặn tăng nhanh lượng đường trong máu sau bữa cơm, rất tốt cho người mẹ bị đái tháo đường).
thuc-pham-giup-ngua-tao-bon-cho-ba-bau-9
Ngăn ngừa táo bón cho bà bầu như thế nào?
Điều quan trọng là phòng ngừa hay phải điều trị thật sớm bởi vì chứng bệnh này không đòi hỏi những cách điều trị tốn kém, nó chỉ gây khó chịu và có thể làm bệnh trĩ thêm trầm trọng.
Dưới đây là một số biện pháp cơ bản mà bạn có thể thử để tìm ra cách phù hợp với bản thân nhất:
Dinh dưỡng: Một chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ sẽ cung cấp nhiều thức ăn thô cho hệ tiêu hoá. Nhưng cũng đừng quên bổ sung lượng chất lỏng (ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày).
Tránh uống các loại đồ uống lợi tiểu như trà, cà phê, cola và chất cồn vì nó có thể gây ra tình trạng khử nước của cơ thể, làm chứng táo bón thêm nặng.
Luyện tập: Vận động tích cực cũng giúp ngăn ngừa táo bón, tăng cường sức khoẻ toàn thân, đặc biệt là khi tính chất công việc của bạn phải ngồi nhiều.
Đi bộ, bơi lội hay tập luyện dưới nước, đạp xe hay các bài tập dành cho bà bầu khác đều rất hữu ích. Một số động tác yoga dành cho bà bầu cũng hỗ trợ hiệu quả trong việc ngừa chứng táo bón.
Mẹo hay trị táo bón cho phụ nữ mang thai
Chế độ ăn: Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày và “mở màn” cho ngày mới (trước khi ăn hay uống bất cứ thứ gì) luôn là một cốc nước ấm có lát chanh mỏng.
Luôn khai vị bữa ăn bằng các món sa lát hay hoa quả. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và vitamin C.
Các loại hoa quả tươi như cam, nho, quýt, bưởi, mận và mơ khô cùng các loại rau như cần tây, cải xoong, cải bắp và atiso đều rất bổ dưỡng. Ngũ cốc và bánh mỳ, đậu đỗ, đậu lăng và đậu Hà Lan là những thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao.
Hạt chuối hột hay vỏ khô hạt mã đề được coi là một trong những cách trị táo bón hiệu quả, đặc biệt là ở các trường hợp mắc hội chứng kích thích đường ruột. Nếu dùng liệu pháp này, cần chú ý là phải uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày để phát huy tối đa tác dụng. Tuy nhiên, nếu đang uống các loại thuốc tim mạch thì nên tránh dùng loại hạt này.
Thảo dược: Trà bồ công anh hay trà cẩm quỳ, được làm từ các loại lá cây, ngâm trong nước nóng và uống hằng ngày cũng giúp điều trị táo bón. Lá cây keo cũng được xem là thảo dược trị táo bón nhưng tuyệt đối tránh dùng khi có thai.
Xoa bóp: Thêm 3-4 giọt tinh dầu cam ngọt/ chanh/ chanh lá cam/ bưởi/ cam bergamot và 1 thìa dầu hạnh nhân vào bồn tắm, thư giãn và mát xa vùng bụng theo chiều kim đồng hồ trong nước đó. Tuy nhiên, nếu đang có các dấu hiệu sẩy thai hay tử cung nằm quá thấp thì cần tuyệt đối tránh.
Bấm huyệt chân: Nếu biết rõ các huyệt trên bàn chân, bạn có thể tự mát xa mỗi chân khoảng 5 phút. Nếu không có thể dùng máy mát xa chân. Ngoài ra, khi ngồi xem tivi, bạn có thể mát xa chân bằng cách dùng chân lăn qua lăn lại 1 cái chai.
Vitamin bổ sung: Nếu cần phải uống viên sắt vì mắc chứng thiếu máu thì hãy thử dùng các loại đa vitamin hay dùng sắt bổ sung dạng siro, ăn thêm nhiều thịt đỏ và rau xanh đậm. Hãy trao đổi trước với bác sĩ nếu bạn muốn thay đổi loại thuốc.
Nếu táo bón ngày càng trở nên nghiêm trọng, bác sĩ có thể sẽ kê thuốc nhuận tràng. Đừng lo về tác dụng phụ của các loại thuốc này vì có rất nhiều loại an toàn nó được coi là một trong những cách điều trị hiệu quả, ít tác dụng phụ.
Thư giãn khung xương chậu: Khi ngồi vào bồn cầu, hãy thở sâu và rồi thở ra thật mạnh sao cho khu vực vùng xương chậu được thư giãn thay vì căng ra.
Đặt 1 cái ghế dưới chân sao cho đầu gối cao ngang ngực khi ngồi bồn cầu.

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

Stress khi mang thai và cách điều trị

by Unknown  |  at  07:29

Nguyên nhân gây stress trong quá trình mang thai có thể là sự lo lắng về sức khỏe của bé, tình trạng bản thân, hay công việc sau sinh… Cũng có thể là công việc quá tải, tài chính chưa thực sự đủ… Dù đó là gì cũng đều có cách để vượt qua, bạn hãy tham khảo một số cách dưới đây nhé :

1. Dành thời gian nghỉ ngơi
Nghe thật đơn giản nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng thực hiện. Không chỉ tốt cho bạn mà còn tốt cho cả bé – Vì vậy đừng áy náy nếu mình “chẳng làm gì”.
Sẽ thật tốt nếu nói “không” khi bạn không còn năng lượng để làm thêm bất cứ công việc vặt nào trong nhà cho dù bạn có rất nhiều thời gian.
Trong công việc, hãy tìm một nơi để kê cao chân, thư giãn khi ăn trưa và vào buổi tối, hãy cố gắng cắt giảm tối đa các công việc nhà. Hãy để chồng giặt giũ và tạm quên công việc nhà.
Ngoài ra, nếu đã có con thì rất khó có thời gian để nghỉ ngơi vì thế đừng ngại nhờ chồng, bạn hay ông bà trông bé lớn để bạn có thêm thời gian nghỉ ngơi.
2. Tập yoga trước sinh
Yoga trong khi mang thai không chỉ giúp cơ thể uyển chuyển mà còn là 1 kỹ thuật thư giãn, giúp quá trình chuyển dạ thuận lợi hơn. Nếu có cảm giác lo lắng hay trong giai đoạn chuyển dạ, thực hành kỹ thuật thở yoga sẽ rất hữu ích.
3. Nói ra
Nếu lo lắng liệu rằng bé có khỏe mạnh không, liệu quá trình sinh có an toàn không thì đừng giữ nó khư khư 1 mình, mà hãy chia sẻ với chồng, mẹ hay một người bạn đã có con.
Có thể tham gia các lớp tiền sản, chia sẻ những lo lắng với bác sĩ cũng là một cách.
stress-khi-mang-thai
http://webmd.vn/mang_thai/stress-khi-mang-thai-va-cach-dieu-tri.html
4. Thư giãn và liệu pháp bổ sung
Mát-xa trong khi mang thai là cách giảm stress rất thú vị. Nếu dùng dầu thơm hay tinh dầu, thì lưu ý về tính an toàn của nó với thai phụ, đặc biệt là trong giai đoạn đầu và cuối thai kỳ. Tinh dầu an toàn dùng sau 20 tuần thai gồm tinh dầu oải hương, tinh dầu cam quýt, tinh dầu hoa ylang ylang nhưng cũng nên hỏi ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng. Suy ngẫm và tưởng tượng cũng là một cách hữu ích.
Suy ngẫm là cách thư giãn dựa trên sự tập trung tinh thần và tưởng tượng tích cực là kỹ thuật giảm lo lắng bằng cách tạo ra những hình ảnh êm dịu, dễ chịu.
Hãy tìm đọc các cuốn sách dạy kỹ thuật thư giãn và chọn 1 thời điểm nào đó mà không ai quấy rầy rồi thực hiện trong vòng 30 phút.
5. Chuẩn bị cho sinh
Bạn có thể lo lắng về chuyển dạ và mình có chịu nổi các cơn đau. Tìm hiểu về kỹ thuật chuyển dạ cũng những tác động của cảm xúc và cơ thể thông qua lớp học tiền sản, sách, tạp chí…. Những thông tin này sẽ giúp bạn tự tin và kiểm soát bản thân tốt hơn.
Cũng nên thăm trước phòng sinh ở bệnh viện để tự tin hơn.
Đối với 1 số chị em, nỗi sợ sinh mổ lớn hơn cả sinh thường và được gọi là hội chứng “tocophobia” và nó không phổ biến. Nếu có nỗi lo lắng này, hãy trao đổi với bác sĩ. Nghiên cứu cho thấy việc trao đổi sẽ giúp thai phụ có thái độ đúng đắn và có lựa chọn phù hợp nhất.
6. Chuẩn bị tâm lý
Nếu lo lắng rằng một em bé chào đời sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ với chồng thì hãy chia sẻ điều này với một người mẹ đã sinh con. Họ sẽ giúp bạn giải tỏa và chuẩn bị tâm lý.
Nếu lo lắng về tài chính, công việc, các mối quan hệ, thì cũng nên nói với bạn bè, người thân để có được lời khuyên đúng đắn.
7. Có kế hoạch đi lại
Cũng như rất nhiều phụ nữ khác, bạn sẽ phải làm việc cho tới khi chỉ còn vài vài ngày nữa là sinh bởi vì bạn muốn có thêm thời gian ở bên con sau sinh. Tuy nhiên, sẽ đến lúc bạn phải đi làm. Quá trình đi lại từ nhà tới cơ quan và ngược lại là một trong những “thủ phạm” gây stress cho các bà mẹ con mọn và cũng có thể tác động đến cả các thai phụ lo xa.
Hãy hỏi sếp xem liệu bạn có thể đến muộn hơn, tránh giờ cao điểm nếu bạn dùng phương tiện công cộng. Hoặc bắt đầu công việc sớm hơn và kết thúc cũng sớm hơn, hay thậm chí là làm việc ở nhà 1-2 ngày mỗi tuần.
Hãy đảm bảo rằng bạn luôn ngồi trong khi xe dịch chuyển. Đừng ngại nếu hỏi người khác có thể nhường chỗ ngồi cho mình.
8.Vấn đề tài chính
Nếu có các khoản nợ thì hãy cố gắng tạm gác nó sang một bên nếu không muốn làm ảnh hưởng đến bé. Hãy ghi ra danh sách những thứ bạn cần và quyết định cái nào sẽ mua, cái nào sẽ mượn hay xin mọi người; không mua những thứ không cần thiết, đặc biệt những thứ chỉ dùng trong 1 khoảng thời gian rất ngắn.
9.Dinh dưỡng và luyện tập
Ăn các thực phẩm có tác dụng tính tâm như các loại ngũ cốc nguyên cám (giàu vitamin B) sẽ giúp cơ thể tăng cường khả năng ứng phó với stress nhờ sản xuất hooc-môn serotonin. Bảo đảm chuyện ăn uống trong quá trình mang thai cũng rất quan trọng.
Tập luyện cũng giúp giảm căng thẳng vì thế nên tập luyện đều đặn trước khi có thai và trong khi có thai. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào, hãy hỏi bác sĩ ngay.
Bơi lội là cách tập luyện tốt nhất với bà bầu, không chỉ giúp duy trì sức khỏe, tăng sự mềm dẻo của cơ khớp mà còn hạn chế được các chấn thương.
Đi bộ cũng là cách tập luyện tốt khi bầu bí và cũng là cách thư giãn hiệu quả.
10.Tự  giúp mình
Cười là một trong những cách tự thư giãn tốt nhất, vì vậy hãy gặp gỡ bạn bè, đi xem phim hài ngay khi có thể.
Đi nghỉ cuối tuần và dành thời gian nghỉ ngơi, trò chuyện cùng chồng.

© 2013 Răng hàm mặt. Blogger templates by Bloggertheme9
Proudly Powered by Blogger.